Thời gian gần đây, những công trình như nhà hàng, khách sạn thậm chí căn hộ, homestay… theo Phong cách Đông Dương (Indochine Style)- “Việt Nam xưa” dần trở lại và được yêu thích hơn. Xu hướng đầy hoài niệm này hòa quyện giữa chất Tây sang trọng và vẻ đẹp Á Đông ngọt ngào.

Phong cách Indochine theo dòng lịch sử

Từ những ngày đầu đặt chân đến nước ta, người Pháp đã mang đến nhiều giá trị mới mẻ về chân trời Phương Tây. Nổi bật trong đó là dấu ấn kiến trúc đậm chất Cổ Điển Pháp.

Có những điều hẳn không ai muốn nhớ lại..

Nhưng, phong cách Đông Dương- Indochine Style sẽ luôn là một nét đẹp đáng được trân trọng và gìn giữ.

Phong cách đầy bản sắc này hình thành từ nguồn cảm hứng phương Đông và nét đặc trưng phương Tây.

Indochine – Bán đảo Đông Dương

Indochine là tên gọi chung của những đất nước xinh đẹp phía Đông Nam Châu Á, bao gồm: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar và Malaysia. Sáu lãnh thổ này đều có truyền thống lịch sử lâu dài và văn hóa đặc trưng của vùng Á Đông. Chính những yếu tố văn hoá đã thổi hồn vào kiến trúc nước nhà sự giản dị, đằm thắm riêng biệt không trộn lẫn vào đâu. Đấy cũng là ưu điểm thu hút cái nhìn và sự sáng tạo của những kiến trúc sư người Pháp. Họ kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp Tân Cổ Điển và cảm hứng vùng miền tạo ra phong cách Đông Dương hiện tại. KTS tài hoa Emest Hébrard được biết đến như người đã đặt nền móng đầu tiên cho phong cách này.

Và những công trình đẹp theo năm tháng…

Hiện nay nước ta vẫn còn lưu giữ những kiến trúc phong cách Indochine như Nhà Hát Lớn Hà Nội, Dinh Độc Lập…Những công trình này dùng để làm cơ quan, nơi ở của các quan chức, gia đình quý tộc xưa. Chính vì thế, chúng được đầu tư thiết kế kỳ công, thi công với sự tính toán kỹ lưỡng để toát lên hết được sự sang trọng và quyền lực. Mặc dù gần một thế kỷ trôi qua nhưng các công trình vẫn hợp thời đại và giữ nguyên tinh thần cốt lõi.

Bản giao hưởng tây – ta đầy màu sắc

Nhiều người vẫn thương ví von phong cách Indochine là “nụ hôn kiểu Pháp trên môi cô nàng Á Đông”. Cách so sánh này vừa rất thơ lại thể hiện được hết ý nghĩa của từng yếu tố.

“Nụ hôn kiểu Pháp”-cách so sánh đầy phá cách

“Nụ hôn kiểu Pháp” vốn được biết đến như đặc điểm nổi bật của người Pháp: mãnh liệt, nồng nàn nhưng vẫn không kém phần tinh tế, sang trọng. Yếu tố “Tây” trong phong cách Đông Dương cũng thế.

Nhìn vào các công trình kiến trúc, nhà ở được trang trí chủ đạo bằng phong cách này có thể thấy được điểm chung ở đường nét cứng rắn, chắc chắn với các cột đá gỗ cao lớn. Hơn thế nữa, màu kem trắng hoặc nâu trầm thể hiện được tâm thế quý phái, vẻ đẹp lâu bền. Các vật dụng nội thất như đèn trần, giường, ghế sofa… vẫn được các kiến trúc sắp xếp tài tình đảm bảo tính tiện dụng và giữ nguyên vẻ đẹp phong cách Indochine.

“Đôi môi Á Đông” nên thơ nên tình

Không ít lần, người Việt cũng sử dụng “đôi môi” để tượng trưng cho vẻ đẹp của người Á Đông. Đấy là sự dịu dàng, gần gũi và đằm thắm thể hiện cả trong thiết kế. Chính vì thế chất Phương Đông trong phong cách Indochine cũng tỏ rõ ưu điểm của mình.

Nếu như ở nước ngoài vật liệu xây dựng chủ yếu là đá, thạch, xi măng…thì ở nước ta chúng được kết hợp thêm tre, nứa, gỗ… Tất cả đồ trang trí đều được làm thủ công bởi sự tài hoa của thợ lành nghề nước ta. Các hình tượng truyền thống đều tôn lên nét giản dị, vẻ đẹp văn hóa dân gian đều nhân gian. Phải kể đến họa tiết kỷ hà, hoa lá, tượng phù điêu là những dấu ấn không trộn lẫn của phong cách Đông Dương. Sự giản dị, gần gũi thiên nhiên và văn hóa cổ truyền luôn là đặc trưng “nhắc nhớ” của kiến trúc Châu Á.

Bản giao hưởng màu sắc chỉ hoàn thiện khi người sáng tạo kết hợp được hài hòa hai yếu tố “Tây” và “Ta” để tôn lên vẻ đẹp của từng yếu tố.

Các công trình theo phong cách Indochine ở nước ta hiện nay vừa được đề cao bởi tính thẩm mỹ, độ bền vừa phù hợp với khí hậu và lối sống của người Việt.

THĂNG TIẾN CẢM XÚC VÀ TÍNH SÁNG TẠO TRONG THIẾT KẾ

Cảm xúc được thăng hoa và tính sáng tạo luôn được cải thiện trong thiết kế. Đó là những giá trị luôn hiện hữu trong phong cách Indochine.

Cách đây vài chục năm Indochine Style chỉ đơn thuần được sử dụng đúng chất năng của nó. Các ngôi nhà được xây dựng cho giới quan chức, quý tộc để thể hiện sự quyền quý của mình. Vẻ đẹp của công trình toát ra từ những nguyên liệu tự nhiên, được chế tác công phu.Các chất liệu như đất nung, tre, nứa, phù điêu, tượng Champa..được ưa chuộng. Bởi lẽ, người thời đó quan niệm càng tự nhiên, càng được làm bằng tay của thợ tài hoa thì càng có giá trị.

Thiết kế Indochine kết hợp các vật liệu hiện đại

Theo thời đại, căn nhà đòi hỏi sự tiện nghi hơn mà vẫn giữ lại các giá trị truyền thống. Vì thế, kiến trúc sư hiện tại có thể linh hoạt phối hợp thêm các vật liệu thép, nhựa PVC, kim loại.. để tạo những điểm nhấn mang tính thời đại. Những designer nhạy bén sẽ biết cách đưa vào nét Hiện Đại ở những không gian cần sự tiện ích. Không gian Indochine cũng sẽ linh hoạt và thanh thoát hơn với những hộc kệ gỗ phong cách Muji. Giới hạn sáng tạo của Indochine có lẽ chỉ nằm ở nhu cầu và “chất chơi” của gia chủ.

Indochine cũng bắt buộc phải đổi thay, phải tự làm mới mình hơn nữa. Như một người phụ nữ vẫn đẹp đằm thắm khi khoác lên một chiếc áo dài cách tân.

Vì có như vậy, nó mới tự bảo vệ và phát huy được những giá trị cốt lõi đẹp đẽ nhất!

ĐƯA INDOCHINE STYLE VÀO CUỘC SỐNG HIỆN ĐẠI

Cuộc sống càng hiện đại con người càng tìm về những giá trị xưa cũ bền vững. Chính vì thế nhiều người luôn ưu tiên phong cách Indochine trong tổ ấm, mô hình kinh doanh của mình. Ba dạng công trình được ưa chuộng khi sử dụng yếu tố Đông Dương hiện nay là: nhà ở, coffee house và homestay.

Phong cách Indochine trong nội thất nhà ở cùng…

Nhà ở theo phong cách Indochine không còn xa lạ với thị hiếu người Việt. Tuy nhiên, phong cách Indochine không chỉ xuất hiện ở những kiến trúc xưa lộng lẫy hay công trình thương mại như nhà hàng, khách sạn. Ngày nay các nhà thiết kế tài hoa đã biến tấu để đưa phong cách này vào nhà ở, hay cả những căn hộ vốn có diện tích khiêm tốn.

Nhà phố phong cách Đông Dương

Căn nhà phố với vẻ đẹp Đông Dương sang trọng mà thân quen

Nhà phố phong cách Đông Dương Indochine

Góc làm việc đầy cảm hứng với các vật dụng decor truyền thống

..chiếc cầu nối thứ hai
Bằng sự khéo léo trong cách bố trí không gian và chọn lựa nội thất, tổ ấm sẽ vừa sang trọng vừa vô cùng gần gũi, thân quen. Ta chợt nhận ra, giá trị kết nối văn hóa Đông – Tây không phải là “sợi tơ hồng” duy nhất. Phong cách Indochine còn tạo nên cầu nối giữa những thế hệ của gia đình. Những thế hệ vốn lớn lên trong nền văn hóa khác biệt, cùng thấu hiểu và kết nối với nhau qua niềm tự hào bản sắc.

Không gian ấm áp, trữ tình bên trong căn hộ…

…với thiết kế phong cách Indochine từ đội ngũ Fedic

Shophouse theo phong cách Indochine
Shophouse Phong cach Indochine
Khu Shophouse phong cách Indochine với điểm nhất hơi hướng Classical sang trọng

Không khó để biết rằng giá trị bền vững trong kinh doanh phải là phù hợp và gìn giữ truyền thống văn hóa Việt Nam. Chính vì thế, dù là quán cafe nhỏ hay chuỗi thương hiệu đều ưa chuộng Indochine trong thiết kế nội thất.

co-ba-sai-gon-coffee-thiet-ke-indochine-2

Cà phê Cô Ba – địa điểm quen thuộc của dân Sài Thành yêu nét đẹp hoài cổ

Ngày nay, vật liệu xây dựng, trang trí theo các đặc trưng phong cách không khó tìm kiếm, giá lại hợp lý. Chính vì vậy, nếu bạn đang cân nhắc xây dựng một tiệm cafe, shophouse thì phong cách Indochine là một lựa chọn lý tưởng đấy!

Homestay phong cách Indochine- đậm đà bản sắc
Không riêng các thành phố lớn, vùng thôn quê dân dã đang dần nở rộ xu hướng cho thuê các homestay hoặc resort nghỉ dưỡng. Du khách trong và ngoài nước cũng tìm kiếm nhiều hơn về các nơi dừng chân đậm chất Việt để hiểu về văn hóa nước ta.

thiet-ke-homestay-phong-cach-indochine

Căn homestay Indochine tại Hà Thành với nét đẹp khó cưỡng

Homestay-Indochine-Sai-Gon

Lối mix Indochine- Industrial khác lạ của căn homestay tại Sài Gòn

Điều đó đồng nghĩa các homestay theo phong cách Indochine sẽ rất được yêu thích trong thời gian tới. Nếu bạn có ý định xây dựng phương án kinh doanh này có thể tham khảo kỹ đặc trưng phong cách và các tips nhỏ được Fedic đính kèm nhé.

Chỉ khi tìm hiểu kỹ chúng ta mới có thể hiểu được hết giá trị phong cách Indochine mang lại. Đây chắc chắn là một trong những xu hướng kiến trúc làm nhiều người phải lòng.

Fedic rất cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết này. Mong bạn sẽ dành thêm chút thời gian để đánh giá bài viết ở bên dưới, và để lại nhận xét để nói lên quan điểm của mình nhé. Điều đó sẽ là động lực rất lớn để Fedic mang đến nhiều hơn những nội dung chuyên sâu và hữu ích đến với bạn đọc thân yêu.

Nếu đã yêu thích phong cách Indochine, chắc hẳn bạn sẽ không muốn bỏ qua Series “Lược sử kiến trúc Đông Dương”: